Copy lại cho bác :
QUY TRÌNH VẬN HÀNH CỦA CÔNG CỤ TÌM KIẾM
1. Google kích hoạt phần mềm tự động có tên là Spider
Spider bò vào các website trên Internet mà nó đã biết địa chỉ.
Spider tìm và đọc nội dung trên website đó và đưa về máy chủ Google.
Google thực hiện phân tích :
– Số từ trong bài viết, mỗi từ xuất hiện trong bài viết bao nhiêu lần và mật độ từ đó ra sao ?
– Đếm tổng số link vào và link ra khỏi trang web
– Và các yêu tố khác trên trang (như tối ưu On-page như thế nào…)
Google kiểm tra nội dung bài viết có bị trùng lắp với trang web khác mà nó đã từng thu thập hay không ? Nếu nội dung tươi mới, nó bắt đầu index (tức phân loại + xếp hạng + lưu trữ) thông tin trên website đó.
Người dùng sử dụng từ khóa để tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm Google
Google sẽ sục trong cơ sở dữ liệu đã có sẵn và trả về kết quá cho người dùng, kết quả trả lại cho người dùng đã được sắp xếp từ trước ứng với từ khóa người dùng đang tìm kiếm.
CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA GOOGLE SPIDER
– Đầu tiên Google Spider sẽ lấy danh sách các máy chủ và trang web phổ biến. Sau đó nó sẽ bắt đầu tìm kiếm với một site bất kỳ, nó đánh chỉ mục các từ khóa trên trang và theo các liên kết (link) tìm thấy bên trong trang web này.
– Khi Spider xem xét các trang web (định dạng HTML), nó lưu ý: Các từ bên trong trang web & nơi nó tìm thấy các từ đó.
Ví dụ: Các từ xuất hiện trong các thẻ tiêu đề, thẻ miêu tả…. nó nhận định đây là phần quan trọng có liên quan đến sự tìm kiếm của người dùng sau này.
Vì thế đối với mỗi website Google nó sẽ có nhiều phương pháp để index lại chỉ mục, liệt kê lại các từ khóa chính. Nhưng dù dùng cách nào thì Google cũng luôn cố gắng làm cho hệ thống tìm kiếm diễn ra nhanh hơn để người dùng có thể tìm kiếm hiệu quả hơn hoặc cả hai.
– Kế đó Google sẽ xây dựng chỉ mục
Xây dựng chỉ mục sẽ giúp cho các thông tin được tìm thấy một cách nhanh chóng. Sau khi tìm thông tin trên trang web, Google Spider nhận ra rằng việc tìm kếm thông tin trên website là một quá trình không bao giờ kết thúc… bởi vì các quản trị trang web luôn thay đổi thông tin, cập nhật thông tin trên website và điều đó có nghĩa rằng Spider sẽ luôn phải thực hiện nhiệm vụ thu thập dữ liệu.
Mình có thể lấy ví dụ 1 cách như sau: Giả sử bạn có website du lịch làm về ngành du lịch… nó sẽ lưu các chỉ mục trên website của bạn vào ngành du lịch… Nếu site bạn làm về ca nhạc, nó sẽ lưu các chỉ mục trên web bạn vào ngành ca nhạc.
Xử lý và tính toán:
– Sau khi lập chỉ mục Google sẽ xử lý, tính toán và mã hóa thông tin để lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Và khi có một truy vấn tìm kiếm thì hệ thống sẽ trả về các kết quả có chứa nội dung hữu ích tương ứng với các truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Việc hiểu rõ cơ chế tìm kiếm của Google sẽ giúp cho các SEOER thêm nhiều kỹ năng để có thể tối ưu website thân thiện với Google nhằm mục đích đưa trang web có thứ hạng cao hơn.